Thanh Cong Medical Clinic
Thanh Cong Medical Clinic

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách điều trị bệnh tại nhà hiệu quả giúp bạn chăm sóc bé yêu của mình tốt hơn, ngăn ngừa các biến chứng bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sau này cũng như tính mạng của trẻ.

I. ĐẠI CƯƠNG:

  • Sốt xuất huyết DENGUE là bệnh truyền nhiễm gây ra do muỗi đốt, làm lây truyền vi rút DENGUE từ người bệnh sang người lành.
  • Muỗi Aedes Aegypti hay còn gọi là muỗi vằn là trung gian truyền bệnh chủ yếu.
  • Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa, nhất là các tháng 7,8,9,10.
  • Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn.

sot xuat huyet

II. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH:

  • Bệnh nhân sốt xuất huyết DENGUE có biểu hiện lâm sÀng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng: nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời dể dẫn đến tử vong.
  • Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn sốt:

  • Sốt cao đột ngột, liên tục
  • Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
  • Da xung huyết.
  • Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
  • Thường có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

2. Giai đoạn nguy hiểm:

  • Thường xảy ra từ ngày 3 -> ngày 7 bệnh nhi có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt.
  • Chỉ định nhập viện khi:
    • Đau bụng nhiều
    • Nôn ói nhiều
    • Tiểu ít
    • Vật vã, bức rức, li bì.
    • Tay chân lạnh, da lạnh ẩm (khi không sốt)
    • Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu, kinh nguyệt bất thường.

3. Giai đoạn hồi phục: bệnh nhi hết sốt trên 48 giờ, tổng trạng tốt lên, thèm ăn, tiểu nhiều.

III. ĐIỀU TRỊ:

  • Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi chặt chẽ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu nặng để xử trí kịp thời.
  • Điều trị triệu chứng bao gồm:

• Uống thuốc hạ sốt khi sốt, mặt quần áo thoáng mát. Thuốc hạ sốt chỉ được dùng là PARACETAMOL với liều lượng 10 – 15mg/kg/ lần. cách 4 – 6 giờ.
• Uống nhiều nước: ORS, nước đun sôi để nguội, nước trái cây (dừa, cam, chanh …)
• Tránh thức ăn, đồ uống có màu đỏ, nâu, đen vì dễ nhằm lẫn với tình trạng chảy máu.

IV. PHÒNG BỆNH:

  • Hiện tại, ta vẫn chưa có biện pháp điều trị đặt hiệu và vacxin phòng bệnh.
  • Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/ bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

• Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/ bọ gậy bằng cách:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/ bọ gậy.
  • Vệ sinh các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp,…) hàng tuần.
  • Thu gom, huỷ các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lớp/ vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá,… dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/ tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/ bình bông.

• Phòng chống muỗi đốt:

  • Mặc áo quần dài tay.
  • Ngủ trong màn/ mùng kể cả ban ngày.
  • Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
  • Dùng rèm che, màn tẩm hoá chất diệt muỗi.
  •  Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

• Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.

BS.CKI. Trần Thị Mai
Bác sĩ chuyên khoa Nhi - Phòng khám đa khoa Thành Công

Bản quyền thuộc về Phòng khám đa khoa Thành Công

Developed by Daniel Vu

X

Bạn cần hỗ trợ