In bài này

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại một số tỉnh thành trên cả nước đang diễn biến phức tạp. Nhiều bệnh nhân đã chủ quan không đi khám tự điều trị tại nhà dẫn đến bệnh chuyển biến nặng. Vậy bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Khi mắc bệnh cần xử trí ra sao?

     1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Virus Dengue có 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng... Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến dễ dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng, có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

     2. Triệu chứng sốt xuất huyết

2.1. Sốt xuất huyến cổ điển (thể nhẹ)

Những người lần đầu tiên mắc bệnh bị loại này vì họ chưa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như:

Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

2.2. Sốt xuất huyết có chảy máu

Các dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.

2.3. Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Thể bệnh này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Loại này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

2.4. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Trẻ em khi mắc bệnh sốt xuất huyết từ 3 ngày sẽ có những dấu hiệu sốt cao, khiến bố mẹ thường nhầm là cảm cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp.

     3. Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Bệnh sốt xuất huyết trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

3.1. Giai đoạn sốt

Người bệnh có biểu hiện

Xét nghiệm trong giai đoạn này:

3.2. Giai đoạn nguy hiểm:

Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh, bệnh nhân có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Có thể có các biểu hiện sau:

sot xuat huyet

Xuất huyết:

Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm nãoviêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.

Các xét nghiệm:

3.3. Giai đoạn hồi phục

Sau 24 - 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch. Giai đoạn này kéo dài 48 - 72 giờ. Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều. Xét nghiệm các chỉ số dần trở về bình thường.

     4. Làm thế nào để biết mình có bị nhiễm virus Dengue hay không?

Xét nghiệm huyết thanh:

     5. Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có thể gây nên các biến chứng nặng, tỷ lệ tử vong cao.

     6. Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết cần gặp bác sĩ ngay

Các dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện từ ngày thứ ba của bệnh, nếu có bất kỳ một trong những dấu hiệu sau đây người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị tích cực:

sot

Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải được theo dõi tại bệnh viện.

     7. Những điều cần chú ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Phần lớn bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở. Do vậy người bệnh cần chú ý những điều sau:

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, bệnh có thể có các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc. Cách phòng bệnh tốt nhất là tích cực diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và phòng tránh bị muỗi đốt.

Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm sốt xuất huyết có thể đến khám, xét nghiệm, điều trị với đội ngũ bác sĩ tại Phòng khám Quốc tế Vinmec Royal city. Với diện tích gần 500 m2, Phòng khám Quốc tế Vinmec được đầu tư hiện đại, đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo phục vụ tại chỗ hầu hết các nhu cầu khám, chữa bệnh thiết yếu cho khách hàng với chất lượng và dịch vụ tốt nhất.

       Phòng Khám đa khoa Thành Công – Khỏe để Thành Công.

Nguồn: sưu tầm