In bài này

Nếu cơ thể bạn xuất hiện triệu chứng đau quặn thận hoặc đi tiểu ra máu, rất có thể đây là dấu hiệu sỏi thận. Bài viết dưới đây sẽ chi tiết hóa các biểu hiện của bệnh sỏi thận và giải pháp điều trị.

7 dấu hiệu sỏi thận chớ nên bỏ sót

Sỏi thận hình thành do muối và khoáng chất lắng đọng, kết tinh lại với nhau khi nồng độ của chúng trong máu quá cao. Mặc dù bệnh tiến triển âm thầm xong chúng ta vẫn có thể nhận biết dấu hiệu sỏi thận như sau:

Sỏi hình thành và phát triển to dần sẽ gây tắc niệu quản, làm chậm dòng chảy của nước tiểu. Người bệnh sẽ tiểu ngắt quãng, khó tiểu thậm chí bị buốt rát khi đi tiểu.

Khi các chất cặn bã lắng đọng ở thận gây ra sỏi thận, bạn sẽ thấy nước tiểu vẩn đục. Tuy nhiên, lúc này nước tiểu sẽ không có mùi hôi. Nếu thấy nước tiểu xuất hiện mùi hôi, có thể bạn còn bị viêm đường tiết niệu kèm theo.

Một dấu hiệu khác có thể nghi ngờ bạn bị sỏi thận đó là đi tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng hoặc nâu. Giải thích về hiện tượng này đó là sỏi thận hình thành đã làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu, dẫn đến chảy máu.

Một người bình thường đi tiểu trung bình 6-8 lần/ngày. Nếu tần suất đi tiểu nhiều hơn 8 lần, có thể là dấu hiệu của việc viên sỏi đã đi xuống bàng quang hay niệu quản. Sỏi thận kích thích các cơ trơn của 2 cơ quan này co thắt gây buồn tiểu liên tục. Điều này gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

 

soi than

 

Trường hợp viên sỏi to nằm chắn ngang ở niệu quản có thể gây tiểu ít hoặc vô niệu (không đi tiểu được). Điều này có thể gây suy thận cấp hoặc nguy hiểm nữa là bị vỡ thận. Nếu thấy dấu hiệu này, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay.

Sỏi thận gây ra các cơn đau quặn theo từng đợt kéo dài khoảng 20 - 60 phút. Người bệnh sẽ thấy bị đau dọc vùng thắt lưng, hông, hạ sườn rồi lan xuống bụng dưới và bẹn.

Sốt hoặc ớn lạnh chứng tỏ người bệnh đã bị nhiễm trùng ở thận hoặc cơ quan khác của đường tiết niệu. Đây là một trong những biến chứng vô cùng nghiêm trọng của sỏi thận.

 

Những dấu hiệu của sỏi thận kể trên rất dễ nhận biết và khi có các dấu hiệu này, người bệnh cần được thăm khám và tư vấn điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu.

 

       Phòng Khám đa khoa Thành Công – Khỏe để Thành Công.

Nguồn: báo Sức khỏe & đời sống