In bài này

Lượng đường trong máu của bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) thường xuyên cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, gây tổn thương các cơ quan khác như: thần kinh, mắt, da miệng, mạch máu, thận, xương ... một trong những biến chứng đó có sự liên quan giữa bệnh ĐTĐ và sức khoẻ răng miệng.

Bình thường trong nước bọt luôn có sẵn một hàm lượng đường nhất định. Khi bệnh ĐTĐ không được kiểm soát tốt, lượng đường trong nước bọt cũng tăng cao là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển, vi khuẩn kết hợp với thức ăn có sẵn trong miệng tạo thành mảng bám, có thể gây sâu răng, bệnh về nướu răng, làm cho hơi thở có mùi hôi. Bên cạnh đó, lượng đường máu cao còn làm cho mạch máu dễ bị tổn thương, bị chít hẹp (do hậu quả của sự xơ vữa thành mạch) làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng nướu răng kèm theo chức năng miễn dịch của cơ thể cũng suy yếu, do dó người mắc bệnh ĐTĐ dễ bị nhiễm trùng nướu răng gây viêm nướu và nha chu viêm.

Bệnh ĐTĐ tạo điều kiện thuận lợi gây bệnh răng miệng, nhưng bệnh răng miệng cũng tác động ngược lại làm cho việc kiểm soát lượng đường trở nên khó khăn hơn (nhất là bệnh nha chu).

NHỮNG BỆNH RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP TRÊN BỆNH NHÂN ĐTĐ:

sau rang

Benh nha chu

Benh nha chu 2

Tua mieng

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐTĐ NHƯ THẾ NÀO?

  1. Khám sức khoẻ tổng quát định kỳ tại cơ sở y khoa (BS Nội khoa) để được kiểm soát hàm lượng đường trong máu thường xuyên giúp ổn định bệnh ĐTĐ, đồng thời có thể giúp cho việc phòng ngừa bệnh nha chu và sâu răng. Phương cách kiểm soát đường một cách hiệu quả ở môi trường miệng là vệ sinh răng miệng thật tốt.
  2. Khám răng định kỳ ở phòng khám răng hàm mặt, người bệnh ĐTĐ:

       3. Chăm sóc sức khoẻ răng miệng tại nhà:

BS. CKI. Huỳnh Thị Thanh Loan

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Phòng khám đa khoa Thành Công