“Một cộng đồng khỏe mạnh hơn” là một trong những nội dung được đưa ra thảo luận tại cuộc họp Nhóm kỹ thuật về tiêm chủng và bệnh có vắc xin phòng bệnh lần thứ 28 (TAG 28th) được tổ chức tại trụ sở Tổ chức Y tế thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương diễn ra từ 18-21/6/2019 vừa qua và nhận được nhiều sự quan tâm và thảo luận của các thành viên tham dự từ nhiều quốc gia trong khu vực.
Ngày nay, vai trò của vắc xin trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm đã được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Đến nay đã có khoảng 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa văc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân và tiêm chủng thực sự có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, nếu tất cả các vắc-xin sẵn có hiện nay đều được sử dụng rộng rãi trên thế giới với độ phủ trên 90%, dự kiến hàng năm chúng ta sẽ bảo vệ được thêm hai đến ba triệu trẻ em không còn tử vong do những căn bệnh truyền nhiễm hoàn toàn phòng tránh được. Vắc xin đã thay đổi cơ cấu bệnh tật trên toàn thế giới.
Trong gần hai thập kỷ, tỷ lệ các ca tử vong bởi các nguyên nhân liên quan bệnh truyền nhiễm, dinh dưỡng, mang thai và chu sinh đã giảm từ 29.4% (14.8 triệu ca) từ năm 2000 xuống còn 18.6% (10.39 triệu ca) vào năm 2017. Cũng với mốc thời gian đó, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm đã tăng từ 61.6% (31.14 triệu ca) lên đến 17.4% (41.04 triệu ca) và còn có xu hướng tăng cao hơn theo thời gian. Các bệnh không lây nhiễm chủ yếu như bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư, tiểu đường và hô hấp mãn tính.
Nguyên nhân các ca tử vong trên toàn thế giới. Nguồn: ourworldindata.org
Vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc ung thư
Một điểm rất đáng chú ý là rất nhiều bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính hoàn toàn có thể dự phòng được qua việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh. Theo thống kê của Liên minh Kiểm soát Ung thư thế giới (Union for International Cancer Control – UICC), vắc xin giúp ngăn chặn hàng triệu ca tử vong sớm bằng cách ngăn ngừa nhiễm vi rút Viêm gan B và vi rút HPV gây u nhú ở người, nguyên nhân chính gây nên hai bệnh ung thư hàng đầu ở các nước đang phát triển. Theo tổ chức Y tế thế giới, trong số gần 800.000 người chết do ung thư gan mỗi năm, có đến 60% có nguyên nhân do nhiễm viêm gan vi rút (43% VGB và 17% VGC). Trong khi đó, vi rút HPV là nguyên nhân gây ra từ 70-80% ca ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Hai tác nhân này hoàn toàn có thể dự phòng qua việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, đặc biệt vắc xin viêm gan B đã và luôn sẵn có trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ngoài ra có rất nhiều căn nguyên gây ra các bệnh mãn tính khác có liên quan nhất định đến các yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa được bằng vắc xin có thể kể đến như lao, phế cầu, não mô cầu, Hib… Tiêm chủng cũng là một phần chiến lược để giảm thiểu gánh nặng do bệnh không lây nhiễm trong tương lai.
Tin liên quan
Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh gút (Gout)
Ung thư từ ăn uống và Kẻ giết người giấu mặt
Mối liên quan giữa ăn uống với bệnh ung thư
Người Việt uống hơn 4 tỉ lít bia/năm
Kiểm soát bệnh mạn tính trong các kỳ nghỉ
Những tác động xấu do ăn uống đến thuốc tăng huyết áp
Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm