Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cảnh báo không nên sử dụng nước rửa tay có chứa methanol. Methanol là một thành phần không được chấp nhận dùng trong nước rửa tay và không nên sử dụng do tác dụng độc hại của nó.
Tuy nhiên, mới đây, theo báo cáo của CDC có15 trường hợp ngộ độc methanol ở bang Arizona và New Mexico, ở độ tuổi từ 21 đến 65, sau khi uống dung dịch rửa tay chứa methanol.
Tử vong vì uống nước rửa tay
Theo CDC, từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 30 tháng 6, đã có 15 trường hợp ngộ độc methanol ở bang Arizona và New Mexico, ở độ tuổi từ 21 đến 65, sau khi nuốt phải dung dịch rửa tay chứa methanol. Trong đó, 4 người tử vong, 3 người bị suy giảm thị lực, những người khác bị động kinh. Người đàn ông 44 tuổi đã uống nước rửa tay vài ngày trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ. Sau đó, bệnh nhân phải nhập viện trong 6 ngày vì ngộ độc methanol cấp tính và khi xuất viện với tình trạng mất thị lực gần như hoàn toàn.
Nguy cơ tử vong do uống nước rửa tay.
CDC cảnh báo, không nên dùng nước rửa tay có chứa methanol, một dạng cồn độc hại. CDC cho biết, để có hiệu quả chống lại vi khuẩn và virus, bao gồm cả COVID-19, chất khử trùng phải chứa ít nhất 60% cồn ethanol hoặc 70% isopropanol làm thành phần hoạt động.
Vào tháng 6, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cảnh báo người dân không nên sử dụng nước rửa tay có chứa methanol. Methanol là một thành phần không được chấp nhận dùng trong nước rửa tay và không nên sử dụng do tác dụng độc hại của nó. FDA đã nêu 9 nhãn hiệu khác nhau sử dụng methanol trong nước rửa tay và danh sách đang dài thêm.
CDC cho hay, chưa tìm được nguyên nhân dẫn đến việc một số người uống nước rửa tay thay vì dùng chúng để sát khuẩn tay. Có thể mọi người đang hiểu sai lời khuyên của CDC và FDA về nước rửa tay, hoặc lo sợ về việc có thể mắc COVID-19 khiến mọi người đưa ra những quyết định này.
Tại sao uống nước rửa tay lại có hại?
Jamie K. Alan, PGS. dược học và độc học tại Đại học bang Michigan, cho hay: Bất kể có thành phần gì trong nước rửa tay, bạn cũng không nên uống. Chỉ nên sử dụng ngoài da. Nhiều loại nước rửa tay chứa các thành phần có hại khi nuốt phải.
BS. cấp cứu Eric Adkins, MD, Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Bang Ohio, cho biết: Uống một lượng lớn nước rửa tay có thể khiến bạn mệt mỏi, say. Nước rửa tay với ethanol chứa ít nhất 60% lượng cồn, trong khi rượu vodka theo thể tích thường bắt đầu khoảng 40%. Khi uống, bạn sẽ nhận được những tác động điển hình từ rượu và những hậu quả xấu có thể xảy ra.
PGS. Alan cho hay, chất tẩy rửa có chứa methanol đặc biệt nguy hiểm. FDA đã cảnh báo rằng việc tiếp xúc với một lượng lớn methanol có thể dẫn đến buồn nôn, nôn mửa, đau đầu và mờ mắt. Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn bao gồm mù vĩnh viễn, co giật, hôn mê, tổn thương vĩnh viễn hệ thần kinh của bạn và thậm chí tử vong.
BS. Susan Besser, MD, Trung tâm Y tế Mercy ở Baltimore khẳng định, ngay cả nước rửa tay tiêu chuẩn không chứa methanol cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu uống nước rửa tay có thể gây khó chịu, thậm chí có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng.
Ngoài ra, nước rửa tay cũng có thể chứa phẩm màu và hương thơm, và điều này có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi, khó chịu.
Sử dụng nước rửa tay đúng cách
CDC đã có hướng dẫn trực tuyến khá cụ thể về cách sử dụng nước rửa tay đúng cách. CDC khuyên, khi mua hãy tìm nước rửa tay có chứa ít nhất 60% cồn. Cho đủ dung dịch sát trùng lên tay để bao phủ tất cả các bề mặt và chà hai bàn tay vào nhau cho đến khi cảm thấy khô (thường là khoảng 20 giây). Không rửa hoặc lau chất khử trùng trước khi khô. Nếu không, nó có thể không hoạt động tốt.
Và đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không được uống nước rửa tay. Những chất khử trùng tay này được bào chế để hoạt động trực tiếp trên da và không được sử dụng để uống.
Ngọc Nguyễn
((Theo health.com 6/8/2020))
Tin liên quan
Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh gút (Gout)
Ung thư từ ăn uống và Kẻ giết người giấu mặt
Mối liên quan giữa ăn uống với bệnh ung thư
Người Việt uống hơn 4 tỉ lít bia/năm
Kiểm soát bệnh mạn tính trong các kỳ nghỉ
Những tác động xấu do ăn uống đến thuốc tăng huyết áp
Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm