Huyết áp cao là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến rất nhiều người trên thế giới. Ở Anh, lượng người bị bệnh lên tới một phần tư dân số. Ở Việt Nam, 20% người trưởng thành bị cao huyết áp.
Tình trạng huyết áp tăng vọt còn có thể dẫn đến một số biến chứng chết người, bao gồm đột quỵ và đau tim.
Đây là bệnh lý mạn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Căn bệnh này bị coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì diễn tiến không rõ ràng.
Đau đầu có thể là dấu hiệu của cao huyết áp. Ảnh minh họa: Healthline
Tuy nhiên, vẫn có những triệu chứng cảnh báo để bạn có cơ hội chữa trị.
"Đau ngực đột ngột, không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một cơn tăng huyết áp dẫn tới nguy cơ tử vong”, Trung tâm Y tế Mayo Clinic (Mỹ) đánh giá.
Một số bệnh nhân cho biết họ bị đau nhức đầu cũng như buồn nôn và nôn. Nhiều người có cảm giác lo lắng không lý do kết hợp khó thở.
Trong những trường hợp xấu nhất, cao huyết áp thậm chí dẫn đến co giật hoặc mất phản xạ.
Huyết áp quá cao có khả năng gây tổn thương mạch máu và các cơ quan thiết yếu trong cơ thể.
Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như trên, bạn đang có nguy cơ bị huyết áp cao. Bạn nên vào bệnh viện ngay để tránh các biến chứng khác.
Một người bị huyết áp cao khi huyết áp tâm thu trên 180mmHg, huyết áp tâm trương trên 120mmHg, dẫn tới phá hủy mạch máu. Kết quả là tim có thể không thể bơm máu hiệu quả.
Điều quan trọng là những người bị tăng huyết áp phải xác định sớm tình trạng bệnh, vì nguy cơ dẫn tới một số bệnh nguy hiểm khác.
Tất cả người lớn trên 40 tuổi nên kiểm tra huyết áp thường xuyên. Bạn có thể giảm nguy cơ huyết áp cao bằng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.
An Yên (Theo Express)
Tin liên quan
Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh gút (Gout)
Ung thư từ ăn uống và Kẻ giết người giấu mặt
Mối liên quan giữa ăn uống với bệnh ung thư
Người Việt uống hơn 4 tỉ lít bia/năm
Kiểm soát bệnh mạn tính trong các kỳ nghỉ
Những tác động xấu do ăn uống đến thuốc tăng huyết áp
Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm