Thanh Cong Medical Clinic
Thanh Cong Medical Clinic

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen tập trung nhiều vào thành tích học tập của con mà quên mất trí tuệ cảm xúc (EQ) góp phần quan trọng trong việc thành công của trẻ sau này.

Khoa học đã chứng minh những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao có xu hướng tham gia tích cực các hoạt động ở trường, có mối quan hệ tốt hơn, đạt điểm cao hơn.

Khi trưởng thành, những bé có EQ cao cũng có xu hướng tạo dựng được các mối quan hệ chất lượng, sức khoẻ tinh thần được cải thiện và sống tích cực hơn.

Vậy, chỉ số EQ là gì?

EQ là viết tắt tiếng anh của Emotional Quotient, được hiểu theo nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người xung quanh. Vì vậy EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó.

Theo nghiên cứu, những người có EQ cao thường là những người có khả năng chịu được áp lực, bình tĩnh trước mọi tình huống. Họ còn là người giàu tình cảm, biết tiết chế cảm xúc của bản thân và dễ thông cảm với người khác.

EQ cho bВ

Ảnh: Internet

Một số chuyên gia tin rằng nếu trẻ có thói quen thường nhật dưới đây sẽ sở hữu EQ cao:

1.Trẻ có thể giữ bình tĩnh

Đôi khi, người lớn cũng gặp khó khăn trong việc tự xoa dịu bản thân khi căng thẳng, bực bội. Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao sẽ điều chỉnh cảm xúc của mình theo những cách rất riêng như hít thở sâu, bỏ đi khi bị kích động hoặc nói "tôi cần nghỉ ngơi" thay vì la hét, tức giận. Nói cách khác, trẻ EQ cao thường ít phản ứng bốc đồng hơn bạn cùng lứa tuổi. Các em có thể nhận ra những cảm xúc của bản thân và hiểu mình nên cư xử thế nào

2. Biết cách an ủi mọi người

Những đứa trẻ có thể an ủi người khác đều có tâm lý đồng cảm với người khác, biết nơi người khác cần được an ủi, suy nghĩ vấn đề từ góc độ của người khác và rất dễ kết bạn với người khác.

Trẻ có chỉ số EQ cao có thể cảm nhận chính xác cảm giác của người khác. Trước khi có thể đồng cảm với ai đó, bạn cần có khả năng đọc được cảm xúc của họ.

Nếu con bạn cảm thương cho một con bọ bị giẫm bẹp, hay có xu hướng muốn dỗ dành những đứa trẻ đang khóc khác, có thể con bạn sở hữu bộ não thông minh.

Những đứa trẻ có khả năng chia sẻ, chơi chung với những đứa trẻ khác, thể hiện lòng trắc ẩn, khả năng giải quyết xung đột, tiếp thu ý kiến và chịu thỏa hiệp là những dự báo cho sự thành công trong cuộc sống.

3. Biết lắng nghe

Khi tức giận, chúng ta cần tìm người để tâm sự, khi buồn cần tìm người lắng nghe, khi vui cần chia sẻ cùng người khác.

Chúng ta luôn có những cảm xúc kiểu này, cần được giải tỏa và cách tốt nhất là lắng nghe. Trẻ biết lắng nghe sẽ tạo cho người khác sự tôn trọng và ấn tượng tốt về mình.

Trẻ có trí tuệ cảm xúc cao có khả năng nhìn ra những cảm xúc của người khác, chỉ bằng các tín hiệu phi ngôn ngữ. Nhà tâm lý học giáo dục Michele Borba khẳng định khi những đứa trẻ đọc được cảm xúc của người khác, các em sẽ bày tỏ sự đồng cảm theo những cách rất riêng. Thậm chí, các em sẵn sàng lắng nghe người khác tâm sự và giúp họ giải tỏa cảm xúc của mình

eq cho bВ t

Ảnh: Internet

4. Trẻ thích nghi tốt với những thay đổi

Đây cũng là điều khó khăn với người lớn, đặc biệt là những thay đổi không được suôn sẻ như dự định. Nếu bé nhà bạn cảm thấy dễ dàng với những thay đổi trong thói quen hay có thể kiểm soát được những tin không mong đợi hay đáng thất vọng, thì tin vui là chúng đã học được một yếu tố then chốt của trí tuệ xúc cảm rồi đấy. Bố mẹ cũng có thể giúp trẻ phát triển khả năng này bằng cách làm mẫu cho trẻ cách ứng xử khi gặp những tình huống không mong đợi hay khủng hoảng.

 5. Sử dụng ngôn ngữ của riêng mình để bày tỏ cảm xúc

Những đứa trẻ có EQ cao rất giỏi trong việc nhận biết và bày tỏ cảm xúc của mình bằng lời nói. Nghiên cứu chỉ ra các em giỏi làm chủ bản thân vì hiểu mình đang cảm thấy thế nào và nên bày tỏ ra sao. Lựa chọn từ ngữ càng cụ thể, chứng tỏ trẻ có cái nhìn sâu sắc về chính bản thân mình và biết cách xử lý điều đó. Như vậy, những trẻ có chỉ số thông minh cảm xúc cao sẽ biết cách quản lý cảm xúc của chúng tốt hơn, giảm thiểu tỷ lệ trầm cảm, tự tử,...

Trẻ em như những tờ giấy trắng, chúng học hỏi thông qua quan sát và tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nếu trẻ được giáo dục đúng đắn trong môi trường giáo dục tốt thì khả năng nhận thức cũng tốt hơn những đứa trẻ khác. Nếu như IQ học được ở sách vở và trường lớp, thì chỉ số EQ được rèn luyện thông qua cuộc sống. Vậy, ngoài việc giúp trẻ tăng chỉ số IQ thì cha mẹ cũng cần đặc biệt đến việc phát triển chỉ số EQ. Các bậc phụ huynh có thể giúp tăng chỉ số EQ của trẻ bằng những cách dưới đây.

  1. Giúp con hiểu rõ cảm xúc, biểu đạt của xúc của mình

Khi trẻ có những biểu hiện hoặc cảm xúc tiêu cực, bố mẹ nên chấp nhận chúng như một phần của cuộc sống trong trẻ và hướng dẫn các em cách ứng phó với chúng. Ví dụ minh họa: Khi trẻ đang quấy khóc hoặc đang buồn về chuyện gì đó, bố mẹ hãy thấu hiểu và chấp nhận, đồng cảm với các con. Những câu hỏi mà bố mẹ nên đặt ra và nói chuyện với con là: “Bố/ mẹ hiểu con đang rất buồn, bố mẹ có thể giúp gì cho con lúc này?”.

Ngoài ra, khi trẻ tức giận hoặc không hài lòng về chuyện gì, bố mẹ hãy kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé lại như vậy, hãy nói chuyện trực tiếp với con để có thể thấu hiểu về cảm xúc của con nhiều hơn.

eq cho bВ ttt

Ảnh: Internet

  1. Trau dồi thái độ lạc quan cho trẻ

Trên thực tế, lạc quan là chìa khóa quan trọng nhất với một đứa trẻ có EQ cao. Nguyên do là chỉ có lạc quan trẻ mới có thể đối mặt với mọi vấn đề chủ động hơn, có khả năng chống thất vọng tốt hơn, không dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và có tinh thần tự khuyến khích bản thân.

Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên nuôi dưỡng sự lạc quan của trẻ em bao gồm óc hài hước và trí tưởng tượng. Ví dụ, để trẻ dọn đồ chơi, bố mẹ có thể nói: "Chiếc xe của con đang rất nhớ nhà đó"; "Các khối lego này đều đang buồn ngủ, đã đến giờ về nhà ngủ rồi"; "Bút và nắp bút là những người bạn tốt, hãy để chúng ôm nhau nào"... Ngoài ra bố mẹ có thể cùng con đọc "câu thần chú": "Không sao đâu" để con đủ tự tin đối mặt với khó khăn.

  1. Cha mẹ chia sẻ và dành thời gian cho trẻ 

Mỗi ngày bố mẹ nên dành thời gian để kể cho con nghe những mẩu chuyện nhỏ để con hiểu và chủ động tạo nên cảm xúc trong mình. Nghĩ ra tình huống và dạy con tiết chế cảm xúc. Ví dụ, thấy bạn ngã, bé không nên cười trêu lại mà nên chạy ra để nâng bạn; khi thấy người ăn xin, các bạn nhỏ bạn hàng rong thì bé không nên dè bỉu, quát nạt mà nên giúp đỡ trong khả năng của mình.

eq cho bВ tt

Ảnh: Internet

 

  • Để được điều trị và nhận biết đúng cách về tình trạng sức khỏe của con mình, Quý khách hãy đến với chuyên khoa Nhi - Phòng khám đa khoa Thành Công với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chu đáo, tận tình thăm khám và luôn sẵn sàng tư vấn, lắng nghe, giải đáp các thắc mắc của bạn.
  • Để được tư vấn trực tiếp hoặc đặt hẹn Quý khách vui lòng gọi đến số 028 3815 9435 hoặc 1900 8069

       Phòng Khám đa khoa Thành Công – Khỏe để Thành Công.

 

Nguồn: Mộc - Vietnamnet

Bản quyền thuộc về Phòng khám đa khoa Thành Công

Developed by HS

X

Bạn cần hỗ trợ