Thanh Cong Medical Clinic
Thanh Cong Medical Clinic

Khẩu trang y tế là vật bất ly thân của mọi người dân hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Khẩu trang là một công cụ hữu hiệu góp phần bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm virus. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người than phiền về việc đeo khẩu trang y tế bị dị ứng, đeo khẩu trang bị mụn. Vậy thực sự việc đeo khẩu trang nhiều có tốt không, có kích ứng da không và làm thế nào để khắc phục?

  1. Vai trò của khẩu trang y tế

Khẩu trang y tế được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt là trong mùa dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khẩu trang y tế cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng nào mới an toàn sức khỏe cho người dùng và phát huy tác dụng phòng bệnh.

Khẩu trang y tế đảm bảo chất lượng là khẩu trang có bề mặt sạch sẽ, được khử trùng đúng cách, không có lỗ, không có đầu chỉ xơ và không gây dị ứng với da mặt của người sử dụng. Bên cạnh đó, dây đeo của khẩu trang cần phải được may chắc chắn ở bốn góc, đàn hồi tốt giúp việc đeo khẩu trang dễ dàng. Thanh nẹp mũi của khẩu trang y tế được làm bằng nhựa dẻo hoặc kim loại, có tác dụng kẹp khẩu trang ôm khít trên sống mũi.

Tuy không có yêu cầu bắt buộc về kiểu dáng nhưng khẩu trang y tế cần phải được thiết kế sao cho che kín phần mũi và miệng, khi đeo khẩu trang phải ôm sát khuôn mặt. Lớp vải khẩu trang y tế trên thị trường hiện nay thường có 3 - 4 lớp vải không dệt, thấu khí nhưng không thấm nước, dạng phẳng và có các nếp gấp xếp ly.

Giới hạn các kim loại nặng mà khẩu trang y tế phải đạt đó là: không quá 1mg chì, 0.12mg thủy ngân, 0.17mg asen... trên mỗi ký sản phẩm. Khẩu trang y tế kháng khuẩn cần được bổ sung thêm một lớp có tác dụng diệt khuẩn. Với tiêu chuẩn về vật liệu hay kết cấu thì có thể kiểm tra bằng mắt thường, tuy nhiên với những tiêu chuẩn như trở lực hô hấp, hiệu suất lọc hay tiêu chuẩn về giới hạn kim loại nặng thì cần được tổ chức uy tín thẩm định.

advice on mask1

WHO: Cách đeo khẩu trang y tế ngăn ngừa lây nhiễm dịch 2019 - nCoV

  1. Đeo khẩu trang nhiều có sao không?

Bộ Y tế đã có khuyến cáo trong các trường hợp nào cần sử dụng và trường hợp nào không cần sử dụng khẩu trang, Cụ thể là khi không có triệu chứng đường hô hấp và không buộc tụ tập đông người thì không cần thiết phải đeo khẩu trang.

Khẩu trang y tế được dùng không đúng cách, đeo quá nhiều lần, quá lâu sẽ tích tụ mầm bệnh, trở thành ổ vi khuẩn. Bên cạnh đó, nếu mua phải khẩu trang kém chất lượng, chứa nhiều kim loại nặng, việc khẩu trang y tế lâu ngày tiếp xúc với da mặt sẽ gây nhiễm độc, kích ứng da hay dị ứng khẩu trang y tế.

Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng khẩu trang để phòng lây nhiễm Covid-19: với người khỏe mạnh, không có các triệu chứng bệnh về đường hô hấp như sốt, ho, khó thở, chảy nước mũi... thì có thể đeo khẩu trang vải, không bắt buộc cần phải sử dụng khẩu trang y tế.

  1. Đeo khẩu trang y tế có bị mụn không?

Việc đeo khẩu trang y tế bị mụn là hoàn toàn có thể xảy ra. Nguyên nhân là do khi đeo khẩu trang nhiều quá, làn da mặt vốn đã nhạy cảm lại bị "bí thở", mồ hôi không thể thoát ra lỗ chân lông một cách dễ dàng được, vì vậy da dễ bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, vì chạy theo lợi nhuận, những chiếc khẩu trang kém chất lượng được làm từ chất liệu không tốt cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây kích ứng da và khiến da nổi mụn khi đeo khẩu trang y tế liên tục trong mùa dịch bệnh.

  1. Biện pháp khắc phục khi đeo khẩu trang y tế bị dị ứng
  • Rửa tay thật sạch trước khi đeo khẩu trang, trước và sau khi tháo khẩu trang.
  • Khi tháo khẩu trang, cần tránh chạm vào mặt ngoài của khẩu trang vì lớp ngoài lúc này có thể chứa mầm bệnh.
  • Sau khi tháo khẩu trang xong cần gập khẩu trang sao cho mặt ngoài của khẩu trang được úp vào phía trong, sau đó để khẩu trang vào trong túi nhựa/giấy trước khi bỏ vào thùng rác có nắp đậy.
  • Thay khẩu trang ngay lập tức khi bị ẩm, nhiễm bẩn (dính máu hoặc dính dịch tiết bắn vào khẩu trang) hoặc khi khẩu trang bị rách.
  • Khi đeo khẩu trang y tế cần dùng thêm kem chống nắng để hạn chế tình trạng màu da mặt không đồng đều.
  • Hạn chế dưỡng ẩm quá nhiều hoặc trang điểm quá dày khi đeo khẩu trang vì da rất dễ bị “bí” và sinh ra mụn.
  • Cần rửa mặt lại bằng nước sạch sau khi sử dụng khẩu trang.

rua tay dung cach zsyy 2

Rửa tay sạch trước khi đeo khẩu trang

 

 hс║бi da mс║╖t

Đeo khẩu trang cả ngày có hại cho da mặt không?

  1. Cách đeo khẩu trang vải
  • Khẩu trang vải cần phải che kín cả mũi lẫn miệng.
  • Trong quá trình đeo, tránh không dùng tay chạm vào mặt trước khẩu trang.
  • Khi tháo chỉ cầm vào phần dây đeo, tránh cầm vào mặt trước của khẩu trang để tháo ra.
  • Giặt sạch khẩu trang hàng ngày bằng xà phòng để tái dùng lại cho những lần sau.
  • Việc sử dụng khẩu trang cần thường xuyên kết hợp với các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh vật dụng, dụng cụ và rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

 

  • Để được điều trị và nhận biết đúng cách về tình trạng sức khỏe của mình, Quý khách hãy đến với Phòng khám đa khoa Thành Công với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chu đáo, tận tình thăm khám và luôn sẵn sàng tư vấn, lắng nghe, giải đáp các thắc mắc của bạn.
  • Để được tư vấn trực tiếp hoặc đặt hẹn Quý khách vui lòng gọi đến số 028 3815 9435 hoặc 1900 8069

       Phòng Khám đa khoa Thành Công – Khỏe để Thành Công.

 

Nguồn: sưu tầm

Bản quyền thuộc về Phòng khám đa khoa Thành Công

Developed by HS

X

Bạn cần hỗ trợ