Niêm mạc tử cung là một trong những cấu trúc quan trọng của cơ thể đặc biệt liên quan trực tiếp đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Độ dày mỏng của lớp niêm mạc tử cung mang tính quyết định trực tiếp đến quá trình làm tổ cũng như sự phát triển của thai.
1. Niêm mạc tử cung bình thường là bao nhiêu?
Niêm mạc tử cung là lớp niêm mạc mềm và xốp bao phủ toàn bộ bề mặt phía trong của tử cung. Sự phát triển của lớp niêm mạc tử cung phụ thuộc vào hormon estrogen ở trong cơ thể của nữ giới.
Vai trò chức năng của lớp niêm mạc tử cung trong cơ thể:
- Niêm mạc tử cung có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai, quá trình làm tổ và cung cấp dinh dưỡng giúp cho sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.
- Sự bong niêm mạc tử cung dưới tác động của hormone sinh dục trong cơ thể là một trong những yếu tố quan trọng để hình thành một chu kỳ kinh nguyệt.
Trong việc thăm khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới, độ dày của niêm mạc tử cung là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Độ dày niêm mạc tử cung bình thường ở một phụ nữ trưởng thành:
- Bình thường: 7 - 8 mm.
- Sau khi hành kinh: 3 - 4 mm.
- Giai đoạn giữa chu kỳ kinh, sát ngày rụng trứng: 8 - 12 mm.
Một vài trường hợp độ dày của niêm mạc tử cung đều tăng lên trên 10mm, một số trường hợp khác niêm mạc tử cung lại chỉ ở mức 3mm ngay ở những ngày bình thường không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Câu hỏi đặt ra là niêm mạc tử cung 10mm là dày hay mỏng? Và sự dày mỏng của niêm mạc tử cung có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thụ thai?
Xét về bản chất, lớp niêm mạc tử cung là một lớp mỏng. Trong quá trình mang thai, dưới sự tác động của các hormon và nhiều yếu tố thay đổi khác trong cơ thể, lớp niêm mạc này sẽ dày lên trở thành một lớp rất đặc biệt được gọi là màng rụng có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, đồng thời như một tấm rào chắn giúp bảo vệ thai nhi khi ở trong tử cung. Do đó, độ dày của lớp niêm mạc của tử cung có thể nói là mang tính quyết định trong việc làm tổ và phát triển của thai.
Niêm mạc tử cung dày lên sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ
Tùy theo từng giai đoạn mà độ dày của lớp niêm mạc này là khác nhau nhưng theo độ dày chuẩn thì mức 10mm chưa được tính là lớp niêm mạc tử cung dày mà cũng không phải là mỏng.
- Niêm mạc tử cung mỏng là khi lớp niêm mạc có độ dày dưới 7 - 8 mm và với độ mỏng như vậy, việc thụ thai sẽ trở nên khó khăn hơn, phôi thai không thể bám vào lòng tử cung để làm tổ. Ở một số trường hợp niêm mạc tử cung quá mỏng, vẫn có thể làm tổ và hình thành thai nhi, tuy nhiên, do quá mỏng nên lớp niêm mạc không có khả năng cung cấp đủ dưỡng chất để nuôi bào thai phát triển. Từ đó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
- Niêm mạc tử cung dày là khi lớp niêm mạc tử cung dày trên 20mm. Với những phụ nữ có niêm mạc tử cung dày thường xảy ra tình trạng vô kinh, rong kinh, đa nang buồng trứnghoặc rối loạn phóng noãn. Do đó, khả năng thụ thai là điều rất khó.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ dày của niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung có thể bị dày hoặc mỏng hơn so với bình thường. Niêm mạc tử cung mỏng thường gặp trong các trường hợp:
- Do nồng độ estrogen trong cơ thể thấp
- Do lối sống ít vận động, ít tập luyện thể thao
- Do mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung như u, viêm nhiễm, polyp...
- Do nạo hút thai nhiều lần
- Do thiếu máu
- Do biến chứng sau các thủ thuật hay phẫu thuật tử cung dẫn tới dính niêm mạc tử cung
Nguyên nhân gây niêm mạc tử cung dày:
- Chủ yếu do sự tăng quá mức của hormon estrogen trong cơ thể dẫn tới sự tăng sinh quá mức của lớp niêm mạc
- Béo phìcũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng dày niêm mạc tử cung
- Do bệnh nhân mắc buồng trứng đa nang
- Do sử dụng thuốc có chứa estrogen liên tục không kèm progesterone
Tăng hormon estrogen là nguyên nhân chủ yếu gây niêm mạc tử cung
Tóm lại, niêm mạc tử cung là một bộ phận quan trọng của cơ thể, độ dày của niêm mạc tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành kinh nguyệt và quá trình tổ hợp cũng như hình thành phát triển của thai nhi. Độ dày của lớp niêm mạc này có thể thay đổi từng ngày từng thời điểm, bình thường ở mức 7 - 8 mm và độ dày lý tưởng nhất để thuận lợi cho sự thụ thai là trong khoảng từ 8 - 10mm. Độ dày niêm mạc tử cung có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, tùy theo nguyên nhân để tiên lượng được có thể điều trị hay không và xác suất mang thai là cao hay thấp. Hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thăm khám cụ thể hơn.
Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.
Người vợ nên:
- Tiêm chủng trước khi mang thai(đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm).
- Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai.
- Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoatránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.
Người chồng nên:
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu...
- Các bệnh lây qua đường tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm.
- Để được thăm khám, chẩn đoán kịp thời về tình trạng sức khỏe của mình, Quý khách hãy đến với Phòng khám đa khoa Thành Công với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chu đáo, tận tình thăm khám và luôn sẵn sàng tư vấn, lắng nghe, giải đáp các thắc mắc của bạn.
- Để được tư vấn trực tiếp hoặc đặt hẹn Quý khách vui lòng gọi đến số 028 3815 9453 hoặc 028 3815 9457.
Phòng Khám đa khoa Thành Công – Khỏe để Thành Công.
Nguồn: sưu tầm
Tin liên quan
Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh gút (Gout)
Ung thư từ ăn uống và Kẻ giết người giấu mặt
Mối liên quan giữa ăn uống với bệnh ung thư
Người Việt uống hơn 4 tỉ lít bia/năm
Kiểm soát bệnh mạn tính trong các kỳ nghỉ
Những tác động xấu do ăn uống đến thuốc tăng huyết áp
Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm