Chân được gọi là máy đo đường huyết, khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, chân sẽ phát tín hiệu báo động.
1. Chân bị tê
Tăng đường huyết có thể gây tổn thương lớn cho dây thần kinh, dễ dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường. Bệnh lý thần kinh một khi xuất hiện sẽ không thể phục hồi được, người bệnh sẽ bị tê bì chân.
Nếu không chú ý đến, hiện tượng tê chân sẽ ngày càng rõ rệt khiến nhiều người thấy đôi chân tê mỏi đến mức không còn cảm giác.
Ngoài ra, chân của bệnh nhân ít nhạy cảm với nhiệt độ và đau hơn rất nhiều.
2. Chuột rút ở chân
Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương lớn cho mạch máu. Nếu không kiểm soát tốt, có thể dẫn đến xơ vữa động mạch trong một hoặc hai năm và xuất hiện các mảng xơ vữa dẫn đến hẹp mạch máu.
Một khi các mạch máu ở chân bị chít hẹp, người bệnh sẽ bị chuột rút ở chân. Khi nhiệt độ chuyển lạnh về đêm, tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy sẽ thể hiện rõ hơn do các mạch máu co lại khiến bệnh nhân bị chuột rút thường xuyên.
3. Ngứa chân
Bệnh nhân đái tháo đường thường cảm thấy ngứa chân, tưởng mình bị viêm da cơ địa, đi khám nhiều bác sĩ da liễu, dùng nhiều thuốc chống dị ứng nhưng triệu chứng không cải thiện, nguyên nhân chính là do đường huyết không được kiểm soát tốt.
Việc kiểm soát lượng đường trong máu kém, giảm khả năng miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, chẳng hạn như viêm nang lông, nhọt trên da và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác như nhiễm nấm gây ngứa ngáy.
Cơ thể chịu tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu cao nên việc bài tiết của tuyến mồ hôi và tuyến bã khiến bề mặt da của người bệnh có những thay đổi bất thường. Ngoài ra còn có thể gây ngứa da.
4. Vết thương ở chân không lành
Bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị vết thương ở chân. Một khi vết thương xuất hiện trên da thì gần như không thể chữa lành.
Điều này là do bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có khả năng miễn dịch kém và có số lượng lớn vi khuẩn bao phủ bề mặt vết thương. Mặt khác, lượng đường trong máu cao làm tổn thương mạch máu, nếu máu không được cung cấp đủ cũng có thể khiến vết thương không lành.
5. Sắc tố của chân
Nhiều bệnh nhân tiểu đường dễ bị nám hoặc đốm đen trên da chân, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng da hoặc vết tích do mụn rộp để lại sau khi lành bệnh.
Ở một số bệnh nhân, do tổn thương mạch máu ở chân, việc tăng sắc tố cũng có thể xảy ra.
-
Để được thăm khám, chẩn đoán và nhận biết về các bệnh lý, Phòng khám đa khoa Thành Công với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, tận tình, chu đáo, luôn sẵn sàng tư vấn, lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của bạn.
-
Để được tư vấn trực tiếp hoặc đặt hẹn Quý khách vui lòng Gọi đến số 028 3815 9453 - 028 3815 9435 hoặc Nhắn tin qua Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoathanhcong/
Phòng Khám đa khoa Thành Công – Khỏe để Thành Công.
Nguồn: báo Lao động
Tin liên quan
Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh gút (Gout)
Ung thư từ ăn uống và Kẻ giết người giấu mặt
Mối liên quan giữa ăn uống với bệnh ung thư
Người Việt uống hơn 4 tỉ lít bia/năm
Kiểm soát bệnh mạn tính trong các kỳ nghỉ
Những tác động xấu do ăn uống đến thuốc tăng huyết áp
Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm