Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng Nicotin cao. Người ta đã thấy người lớn chết do dùng khoảng 15 – 20g thuốc lá dưới dạng thuốc nước để thụt tháo đại trực tràng. Trẻ con chỉ cần uống một vài gram sẽ tử vong.
Hoạt chất chủ yếu của thuốc lá hoặc thuốc lào là chất Nicotin, một loại Alcaloid. Nicotin là tên gọi được đặt theo tên của một nhà ngoại giao người Pháp Nicot (1530 – 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp. Hàm lượng Nicotin trong các loại thuốc nầy thay đổi từ 2 – 10%. Một số loại thuốc lào tốt có thể chứa đến 16% Nicotin. Nicotin được sử dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc hại cho cơ thể, liều cao sẽ gây chết người như đã đề cập ở phần trên.
Những chất độc hại trong khói thuốc: Người ta phân biệt ra hai nguồn khói thuốc, khói thuốc chính và khói thuốc phụ:
Khói thuốc chính là khói thuốc do người hút hít vào, thở ra có chứa hơn 4700 chất khác nhau gồm những chất chính sau:
- Nicotine, trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1 –3mg Nicotine là một chất gây nghiện và rất độc như đã trình bày phần trên.
- Carbon monoxide (C0), trong một điếu thuốc có chứa khoảng 20ml CO, đây là một chất ngăn cản sự vận chuyển Oxy trong máu, như vậy ở một người vốn đã bị suy hô hấp thì khói thuốc sẽ làm cho tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm.
- Các chất gây kích thích (aldéhyd, acid, phenol…) gây viêm phế quản mạn, gây rối loạn thông khí và nguy hiểm nhất là các chất gây ung thư, đó là các chất như: Benzopyrens, Dibenzoanthracène, Benzofluenthène, Dibenzopyrène, cancérogènes, các phức hợp Nitrite đa vòng…
Khói thuốc phụ là khói toả ra ở đầu điếu thuốc để cháy tự nhiên khi không hút và thành phần chất độc chứa trong khói thuốc phụ cũng tương tự như trong khói thuốc chính nhưng cao hơn rất nhiều lần vì vậy nó rất nguy hiểm cho người hút đặc biệt là những người hút thuốc thụ động. Chính vì vậy khi hút thuốc lá nguy cơ bị những bệnh lý (nêu ở phần tiếp theo) cao hơn người bình thường gấp nhiều lần
Tác hại của thuốc lá.
Những tác hại của thuốc lá
- Gây tổn thương da: Những người nghiện thuốc lá sẽ khiến da hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng kém. Vì vậy, da của một số người hút thuốc thường nhợt nhạt, trong khi màu da của những người khác lại phát triển không đồng đều. Những thay đổi này có thể bắt đầu ở tuổi trẻ. Theo bác sĩ da liễu Jonette Keri, MD, thuộc Đại học Miami Miller School of Medicine: “Ở những người trẻ không hút thuốc, chúng ta không thấy hiện tượng thay đổi ở da, nhưng ở những người hút thuốc điều này phát triển nhanh hơn”.
- Răng và nướu bị tổn thương: Hiện tượng răng vàng là một trong những ảnh hưởng rõ rệt nhất của hút thuốc lá thường xuyên. Tuy nhiên, những thiệt hại này không dừng lại ở đó. Những người hút thuốc lá thường xuyên có xu hướng bị các bệnh về nướu, hơi thở có mùi hôi và các vấn đề vệ sinh răng miệng khác. Hút thuốc lá tăng gấp hai lần ngu cơ hỏng răng so với những người không hút thuốc.
- Ảnh hưởng tim: Hút thuốc lá ảnh hưởng gần như mọi cơ quan trong cơ thể bao gồm cả tim. Theo thời gian, những người hút thuốc lá, các động mạch mang máu đến tim bị thu hẹp. Hút thuốc cũng làm tăng huyết áp, dễ dàng hình thành các cục máu đông. Những yếu tố này làm tăng nguy cơ của các cơn đau tim. Ngoài ra, lưu lượng máu giảm ở những người đàn ông hút thuốc có thể dẫn tới rối loạn chức năng cương dương.
- Ung thư phổi: Ung thư phổi là kẻ giết người thầm lặng, cứ 10 người chết vì ung thư phổi có tới 9 người chết do hút thuốc lá.
Chỉ trong 20 phút không hút thuốc, huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ trở lại bình thường. Trong vòng 24 giờ, nguy cơ đau tim bắt đầu giảm. Trong những tuần đầu tiên sau khi bỏ thuốc, các lông mao nhỏ bắt đầu hoạt động trở lại. Trong vòng một năm, nguy cơ phát triển bệnh tim giảm xuống một nửa so với những người vẫn còn hút thuốc. Và sau 10 năm không khói thuốc, bạn không có nhiều khả năng chết vì ung thư phổi so với những người không bao giờ hút thuốc.
Trích nguồn: Sức khoẻ toàn dân
Tin liên quan
Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh gút (Gout)
Ung thư từ ăn uống và Kẻ giết người giấu mặt
Mối liên quan giữa ăn uống với bệnh ung thư
Người Việt uống hơn 4 tỉ lít bia/năm
Kiểm soát bệnh mạn tính trong các kỳ nghỉ
Những tác động xấu do ăn uống đến thuốc tăng huyết áp
Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm