Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối lại gây nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ… Vậy làm thế nào để thực hiện chế độ ăn giảm muối để phòng tránh những bệnh lý này?
Trong cuộc sống hàng ngày, thói quen ăn uống của người Việt đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp hoặc khiến bệnh nặng thêm. Với người đang phải uống thuốc kiểm soát huyết áp, cần phải chú ý để cho những thay đổi trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không làm ảnh hưởng tới việc dùng thuốc trị huyết áp của người bệnh.
Mỗi khi Tết đến xuân về cũng là dịp để giao lưu liên hoan gặp gỡ, và nguy cơ uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ăn uống nhiều đạm, mỡ, thực phẩm nhiều đường, bánh trái, sinh hoạt thất thường, quên uống thuốc…là điều thường gặp, dễ ảnh hưởng đến các bệnh mạn tính đang mắc và sức khỏe tổng thể.
Báo cáo của Hiệp hội Bia – rượu – nước giải khát Việt Nam cho thấy năm 2017, lượng bia các loại tiêu thụ trên cả nước đạt hơn 4 tỉ lít, tăng 6% so với năm 2016. Con số này đã sát mục tiêu đạt 4,1 tỉ lít bia vào năm 2020 trong quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam do Bộ Công thương phê duyệt. Với dân số 93,7 triệu người hiện nay, ước tính mỗi người dân Việt Nam uống gần 43 lít bia/năm.
Hiện nay bệnh ung thư có xu hướng gia tăng nhanh ở nước ta. Bệnh đã trở thành một vấn đề lớn trong y tế cộng đồng. Có nhiều lý do giải thích về sự gia tăng của bệnh ung thư như vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm… Những hiểu biết và quan tâm đối với ung thư của giới y khoa cũng như cộng đồng đã làm tăng thêm việc phát hiện và chẩn đoán bệnh ung thư.
Trừ ung thư phổi ra, ung thư liên quan đến đường tiêu hóa, ăn uống tại Việt Nam đang chiếm vị trí đặc biệt nghiêm trọng do sự gia tăng nhanh chóng số người mắc cũng như số tử vong.
Bệnh gút là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.
Thoái hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis hoặc Oteoarthritis of lumbar spine) là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
Thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoaị của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xƣơng và hốc xương dưới sụn.
Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay (De Quervain syndrome) là bệnh lý viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón tay cái do nhà phẫu thuật người Thuỵ Sỹ Fréderic De Quervain phát hiện năm 1895. Bệnh thường gặp ở nữ giới từ 30 đến 50 tuổi. Bình thường cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái trƣợt dễ dàng trong đường hầm được bao bọc bởi bao hoạt dịch gân, có tác dụng làm trơn để hai gân trượt được dễ dàng. Khi bao gân này bị viêm sẽ sưng phồng lên làm chèn ép lẫn nhau dẫn đến hạn chế vận động của gân trong đường hầm gọi là hội chứng De Querrvain.
Bản quyền thuộc về Phòng khám đa khoa Thành Công
Developed by HS
Bạn cần hỗ trợ